Cách tính giờ xuất hành chuẩn nhất 2020

Cách tính giờ xuất hành, sau đỡ phải hỏi ai cả. ( Có thờ có thiêng, có kiêng có lành )
I, Cách Tính
(Dùng ngón cái của tay trái để bấm – như ảnh minh họa )
1, Bắt đầu tìm tháng => rồi đến ngày => rồi đến giờ, tất cả theo chiều kim đồng hồ.

2, Tháng giêng khởi từ Đại An => Tháng 2: Lưu Niên => Tháng 3: Tốc hỷ => Tháng 4: Xích Khẩu => Tháng 5: Tiểu Cát => Tháng 6 : Không Vong

(Tháng 7 lại trở về Đại An, Tháng 8 lại trở về Lưu Niên các tháng tiếp theo cứ tiếp tục theo quy luật )

3, Ngày 1 của tháng trùng với tháng đó, các ngày tiếp theo sẽ tính thuận theo kim đồng hồ, (như vậy ngày 7, 13, 19, 25 sẽ trùng vào ngày 1 của tháng đó)

4, Lấy Giờ Tý bắt đầu từ đốt trùng với ngày đó, các giờ tiếp theo sẽ thuận theo chiều kim đồng hồ (như vậy giờ Ngọ lại trùng với giờ Tý…)

5- Khi đếm dừng tại cung nào (giờ bấm độn) thì lấy đó để tra đặc tính tâm linh của cung giờ đó.

Ví dụ: hãy tính xem 6h45 giờ ngày 29 tháng 2 âm lịch là giờ gì ?
– Trước hết, tháng 2 trùng với số Lưu Niên
– Lấy ngày 1 tháng 2 tại Lưu Niên, các ngày tiếp theo đếm thuận kim đồng hồ, như vậy 29 tháng 2 sẽ dừng lại ở Không Vong
– Giờ Tý lấy tại số Không Vong, giờ tiếp theo đếm thuận chiều kim đồng hồ, 6h45 giờ sẽ là giờ Mão tại Tốc Hỷ
Như vậy ta được Tốc Hỷ

II, Trước khi tính cần chú ý:

1- Thời điểm bấm độn hoàn toàn bất ngờ, không hề có chủ định trước, hoặc lấy ngay thời điểm ta chợt nghĩ đến sự việc đó để tính (giờ, ngày, tháng…theo âm lịch ). Nếu ta chọn trước cái giờ lành rồi tổ chức sự kiện thì mức độ “linh ứng” sẽ không hiệu nghiệm.

2- Bảng quy đổi giờ:
– Từ 23 h đến 1 h sáng là giờ Tý (nửa đêm 0 h là Chính Tý).
– Từ 1 đến 3 h là Sửu, Từ 3 – 5 h là giờ Dần,
– Từ 5 – 7 h là giờ Mão, Từ 7- 9 h là giờ Thìn ,
– Từ 9- 11 là giờ Tỵ, Từ 11 – 13 h là giờ Ngọ (12 giờ trưa là Chính Ngọ)
– Từ 13 – 15 h là Mùi, Từ 15 – 17 h là Thân ,
– Từ 17- 19 h là Dậu, Từ 19- 21 h là Tuất,
– Từ 21- 23 h là Hợi

III, Ý Nghĩa Từng Cung :
Tính chất các cung (giờ tìm được) như sau:

1, ĐẠI AN : Định việc gì được việc nấy. Vạn sự tốt lành. Nếu mất vật thì có thể tìm lại được. Xem về tật bịnh thì không đáng âu lo. Buôn bán nhanh lợi. Hỏi về gia đạo thì được yên bình.

2, LƯU NIÊN : Định việc khó thành. Mưu cầu việc gì thì lâu được, cần trì hoãn. Nếu hỏi chuyện mất của thì tìm lời giải ở phía nam. Cẩn thận các chuyện thị phi.

3, TỐC HỶ : Mọi việc mỹ mãn. Cầu tài ở hướng Nam. Mất của mà hỏi thì thực sự vật chưa mất, cần tìm kỹ lại. Có thể gặp quý nhân trợ giúp. Niềm vui đến bất ngờ.

4, XÍCH KHẨU : Là quẻ chuyên về chuyện thị phi, cãi lộn. Nếu hỏi chuyện mất của thì phải dò la mới tìm lại được. Khó nhờ cậy quý nhân. Hỏi về sức khỏe thì ốm đau.

5, TIỂU CÁT : Chủ về việc lành, việc nhỏ. Tìm đồ đã mất ở phương Tây. Hỏi về người đi xa, quý nhân thì sắp gặp họ rồi. Nếu cầu khỏi bệnh cũng được.

6, KHÔNG VONG : Lặng tiếng im hơi. Nếu hỏi chuyện cầu tài thì bất lợi. Mất của cũng không tìm ra. Muôn sự đều không thuận. )
Tùy theo đặc tính của sự kiện mà ta luận đoán điềm lành hay điềm không lành.

Chú ý : Đây chỉ là cách bấm độn của người xưa, chúng ta có thể tự kiểm chứng, LINH TẠI NGÃ BẤT LINH TẠI NGÃ. Nhưng điều quan trọng hơn là chẳng cần nhờ thầy bà nào mà ta vẫn có thể tự tính «giờ lành, giờ tốt, giờ khởi hành, khai trương, giờ cưới… » cho sự kiện của mình .
Chúc các bạn thành công !

 

Được đăng trong: -