Hiểu Ý Nghĩa Mẹ Ngoắc

Truyền thuyết về mẹ Ngoắc(Nàng kwak)
Theo truyền thuyết khác, tên thật của Nẵng Kwak là Supawadee, sống vào thời đức Thế Tôn còn tại thế. Bà là con gái của ông Sujitbrahma và bà Sumontha, một gia đình thương gia ở thành phố Matshikasun – Ấn Độ. Khi vừa chào đời, cô đã đem đến may mắn cho gia đình bằng sự lợi lạc trong buôn bán. Để tiện chăm sóc cô, hai ông bà thương gia mang theo cô trong suốt thời gian đi ra ngoài buôn bán. Điều kỳ lạ là mỗi lần cha mẹ đặt cô ở phía trước chỗ bán hàng thì hàng hóa đều được bán sạch sẽ. Hai ông bà thương gia yêu quý và xem cô như báu vật trong gia đình. Gia đình cô đã dần dần trở nên giàu có .
Trong một lần đi buôn, nàng Supawadee có cơ duyên được gặp một vị Alahán, đệ tử của Phật đang khất thực. Cô thành tâm cúng dường và được ngài chú nguyện và giảng pháp. Từ đó, Supawadee trở thành một thiện nhân. Cô thường xuyên bố thí cúng dường và vận động cha mẹ cùng làm việc phước thiện.
Cha của Supawadee là ông Sujitbrahma cũng phát thiện tâm cúng dường vật thực, xây tịnh xá, trai tăng thường xuyên. Ông còn giúp đỡ những người nghèo khổ có vốn làm ăn. Nhờ sự may mắn của Supawadee mà những người được giúp đỡ đó đều thành công trong công việc buôn bán.
Nhờ vậy mà cha cô cũng có thời gian mà đi nghe giáo pháp của đức Phật và ông cũng đã xin quy y với Ngài. Từ đó, ông phát tâm cứu giúp người bất hạnh. Bất kể ai cần gì, ông đều giúp nếu thấy có khả năng. Ông xây dựng tịnh xá cho chư tăng an trú. Ông cấp dưỡng cho người nghèo. Và trên đường đi mua bán bất kỳ ai muốn đi theo ông đều cho. Từ đó mà người ta cũng biết được sự cát tường phi thường của nàng Supawadee.Tiếng lành về sự cát tường của Supawadee vang xa, nhiều thương nhân tìm cách gặp được cô để nhận lời chúc lành. Và họ đã thành tựu như ý.
Thế rồi họ cũng trở thành những người thương nhân, đi buôn bán với sự trợ giúp của gia đình nàng và sự ban phước của nàng. Dần dần tất cả giới thương nhân không ai là không biết đến nàng và không những vậy, tất cả các giai cấp trong XH đều rất kính trọng nàng. Xem nàng như là vị nữ thần may mắn Lakshmi giáng trần vậy.
Sau khi nàng chết đi thì người ta làm tượng để thờ cúng. Xem như là 1 vị thần tài bảo trợ cho công việc làm ăn buôn bán của mình vậy. Thế là từ Ấn Độ người ta đã truyền sang Thái Lan. Các thương nhân Ấn ban đầu thì mang tượng bà theo để thờ cúng. Lâu dần người Thái biết chuyện,nên người Ấn làm tượng để bán cho họ, từ đó mà phổ biến mãi cho đến bây giờ.
Sau khi qua đời, mọi người đúc tượng của cô để tôn thờ để cầu mong sự may mắn, tài lộc. Những người buôn bán đời sau đã nhận ra rằng, nếu thành tâm cầu nguyện nàng Supawadee, họ sẽ được may mắn như ý.


Hình tượng vị nữ thần này được du nhập sang Thái từ các vị thương gia người Ấn. Hình tượng của Supawadee ban đầu là một cô gái trẻ ngồi trên một chiếc xe kéo, loại xe phổ biến trong việc chuyên chở và buôn bán hàng hóa ủa Ấn Độ cổ xưa.
Đức tin của họ lan tỏa và được các thương gia người Thái chấp nhận. Sau này, người Thái đã thay đổi hình tướng của pho tượng bằng cách kết hợp hình dáng của nữ thần lúa gạo với tượng nàng Supawadee thêm động tác ngoắc tay của mèo Maneki – Nhật Bản để tạo thành thân tướng như ngày nay.

Tượng mẹ ngoắc được giới thương mại kính tin và thờ phụng. Bức tượng của mẹ ngoắc thường đặt gần máy tính tiền ở hầu hết các nhà hàng Thái. Lễ vật cúng dường thường là hoa tươi, 1 ly nước trắng, (ngày rằm mùng một cúng nước ngọt), trái cây, bánh ngọt, đèn thắp bằng dầu mè , bơ, sữa, cơm trắng.Khi làm ăn buôn bán xa, người ta thương vào chùa thỉnh amulet nang kwat hoặc thang ka đề mang theo cầu may mắn “


Cũng cần nói thêm là chúng ta biết nguồn gốc của Bà là người hành thiện, lợi tha, nên mình đã thờ hoặc thỉnh bùa, tượng Bà thì phải biết noi gương Bà mà gìn giữ giới hạnh, giúp người và vật, làm phước càng nhiều thì mới mong lời cầu xin của mình có hiệu quả đó!

 

Được đăng trong: -