Ngũ Phúc Lâm Môn nghĩa là gì?
Thứ nhất là “Trường thọ”, hai là “Phú quý”, ba là “An khang”, bốn là “Hảo đức” (đạo đức tốt), năm là “Thiện chung” . “Thư Kinh” có ghi: Nhất viết thọ, nhị viết phú, tam viết an khang, tứ viết tu hảo đức, ngũ viết khảo chung mệnh.
•“Trường thọ” là mệnh không chết non, hơn nữa tuổi thọ lâu dài.
•“Phú quý” là tiền tài dư dật hơn nữa còn có địa vị tôn quý.
•“An khang” là thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình.
•“Hảo đức” là tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh
•“Thiện chung” là có thể dự đoán được ngày chết của mình. Lúc cuối cùng, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau, trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian.
•“Ngũ phúc” hợp lại mới tạo thành một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc, một khi tách rời ra thì không còn ổn nữa. Ví dụ, có người trường thọ lại nghèo hèn qua ngày, có người phú quý nhưng thân thể lại không tốt, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý lại gặp tai họa bất ngờ…
Trong “ngũ phúc”, quan trọng nhất là phúc thứ tư – “Hảo đức”. Chính là có được tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh, đây là tướng có phúc nhất. Bởi vì đức là căn nguyên của phúc, phúc là kết quả của đức tạo thành. Chỉ có “Hảo đức” đôn hậu thuần khiết, mới có thể nuôi dưỡng bốn phúc khác, khiến chúng không ngừng lớn mạnh, mà phần này chúng ta có thể hoàn toàn khống chế, cho nên những người già thường nói phải tích đức làm việc thiện..
-st-